U60 Jennifer Lopez gây sốc khi diện crop top mạ bạc hở ngực lên phát biểu
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.Điểm chung cho xu hướng áo dài năm nay, được sao Việt diện ăn cưới, đi chơi
Buổi lễ họp báo ra mắt giải đấu NEU League
HLV Mourinho khát khao trở lại làm việc, dẫn dắt CLB hay đội tuyển đều được
Theo báo cáo thị trường 2024 của CBRE, trong năm qua, Hà Nội đón nhận hơn 6.300 sản phẩm nhà phố, biệt thự, tăng gấp đôi so với 2023. Trái ngược với đà tăng trưởng của Hà Nội, nguồn cung thấp tầng năm 2024 của TP.HCM chỉ hơn 230 căn, tăng gấp 8 lần so với 2023 nhưng chỉ bằng 10-20% trong giai đoạn 2016-2022. Giá bán tiếp tục neo cao ở cả hai thị trường trọng điểm. Tại Hà Nội, giá sơ cấp biệt thự, nhà phố đạt khoảng 220 triệu/m2, tăng 20% so với 2023. Tại TP.HCM, giá sơ cấp sản phẩm thấp tầng đạt trung bình 310 triệu/m2, tăng 13% theo năm. Chuyên gia từ batdongsan.com.vn nhận định, nếu năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là "ngôi sao" thì 2025, vị trí này sẽ thuộc về phân khúc thấp tầng. Cụ thể, từ quý I đến quý IV/2024, đây là thời điểm đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, động thái thăm dò dần xuất hiện trở lại, sự ưu tiên xoay quanh phân khúc ở thực, pháp lý bảo đảm. Do đó, phân khúc chung cư được quan tâm. Bước sang quý IV/2024 đến quý II/2025, thị trường vào giai đoạn củng cố, nhà đầu tư yên tâm với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Nhu cầu sẽ dịch chuyển về các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng bền vững như biệt thự, nhà phố, đất nền. Một trong những động thái nổi bật của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ mới đó chính là chuyển hướng dòng tiền sang những khu vực đang phát triển, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, thay vì tập trung vào khu vực trung tâm như những chu kỳ trước. Đây được xem là xu hướng tất yếu khi quỹ đất nội đô đã dần trở nên cạn kiệt, giá nhà neo cao, thậm chí vượt xa giá trị thực. Trong bối cảnh đó, các khu đô thị vệ tinh quy mô lớn, quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối thuận lợi… đang tạo nên làn sóng mới. Đơn cử tại khu vực phía Nam, từ năm 2021 đến nay, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang dần tăng cao cả về nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Đáng chú ý, cùng với những chuyển động tích cực của các công trình giao thông kết nối toàn bộ vùng Đông và Tây Nam Bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, bất động sản vệ tinh hưởng lợi lớn. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính, giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.Dấu ấn nổi bật trong bản đồ bất động sản vệ tinh phía Nam phải kể đến khu đô thị tích hợp Waterpoint, do Nam Long và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) phát triển. Khu đô thị có quy mô lên đến 355ha, tọa lạc ngay điểm giao đầu tiên giữa Long An và TP.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 30 phút di chuyển. Dự án được bao bọc bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, mang đến những giá trị hiếm có về tầm nhìn và cảnh quan, môi trường sống khi quỹ đất ven sông đang ngày càng đắt đỏ.Yếu tố tiếp theo tạo giá trị khác biệt cho Waterpoint là hệ sinh thái tiện ích đa dạng, "tất cả trong một" giao hòa cùng thiên nhiên sinh thái, đáp ứng trọn nhu cầu sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí. Hàng loạt tiện ích đẳng cấp như tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện rộng 3ha, đường đạp xe, đường chạy bộ, trường song ngữ quốc tế, siêu thị thực phẩm, phòng khám đa khoa, làng văn hóa Việt - Nhật... đã đi vào vận hành, gia tăng giá trị trải nghiệm và giá trị bất động sản bên trong khu đô thị.Thời gian qua, Waterpoint cũng dần trở thành điểm đến hút khách của các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí. Mới đây nhất, chương trình Xúc tiến thương mại Xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Long An và các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng đã diễn ra tại Waterpoint. Đây là minh chứng cho sức sống của một đại đô thị được quy hoạch, phát triển bài bản, góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo, tầm vóc khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu an cư với chất lượng sống cao, thu hút cư dân về ở và tạo giá trị gia tăng bền vững. Động lực quan trọng tạo đà tăng trưởng cho các dự án đô thị vệ tinh phía Nam nói chung và Waterpoint nói riêng còn đến từ hệ thống giao thông liên vùng đang được xúc tiến triển khai. Tuyến Vành đai 3 dự kiến thông xe từng đoạn trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026; cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến mở rộng từ 6-8 làn xe trong quý II/2025; cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến qua Long An và cuối tuyến ở Đồng Nai sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2025… giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối linh hoạt đô thị vệ tinh với đô thị hạt nhân, đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng phụ cận.Với giới đầu tư thông thái luôn nhìn thấy cơ hội trong tương lai, sản phẩm biệt thự, nhà phố nằm trong hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích không ngừng hoàn thiện không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp, chất lượng mà còn sở hữu kênh tích sản tiềm năng. Đó cũng là lý do tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint thuộc compound phong cách Nhật The Aqua nằm bên Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha và compound Park Village - "ngôi làng châu Âu" giữa phân khu Central Park.
Nhưng phân tích cho thấy không có mối liên hệ nào giữa việc thức khuya và căn bệnh này, và việc khó chìm vào giấc ngủ cũng không liên quan.
Cách Vành đai 2 chỉ 2 phút di chuyển, FIATO Premier gia tăng giá trị
"Ông ấy (Tổng thống Putin) muốn gặp và chúng tôi đang dàn xếp việc này", Reuters hôm 10.1 dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump tại cuộc gặp với các thống đốc đảng Cộng hòa ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach (bang Florida) hôm 9.1 (giờ địa phương)."Tổng thống Putin muốn gặp tôi, thậm chí ông ấy đã công khai nói như thế, và chúng ta buộc phải chấm dứt cuộc xung đột (Ukraine)", theo ông Trump.Trước đó trong ngày 9.1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay ông Putin hoan nghênh thiện chí muốn liên lạc từ phía ông Trump, nhưng cho đến nay Nga vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức nào.Ông Peskov cũng cho rằng cuộc gặp Trump-Putin, nếu có, nên diễn ra sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.Dù cam đoan sẽ chỉ mất 24 giờ để mang đến lời giải cho cuộc xung đột Ukraine, ông Trump chưa từng đưa ra bất kỳ đề xuất cụ thể nào có thể dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn hoặc hòa đàm. Đồng thời, ông cũng thường xuyên chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden viện trợ quá nhiều cho Kyiv.Nước Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Biden đã trở thành bên ủng hộ nhiệt thành nhất cho Ukraine, cung cấp viện trợ quân sự trị giá hơn 65 tỉ USD kể từ tháng 2.2022.Trong một diễn biến khác, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gửi phái đoàn cấp cao thay mặt mình tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump, tờ Financial Times đưa tin ngày 9.1.Theo các nguồn thạo tin, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc có thể là Phó chủ tịch nước Hàn Chính, hoặc Ngoại trưởng Vương Nghị. Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin này.